Tật liếm môi và nhưng hệ lụy về sau
Thói quen liếm môi là một trong những tật xấu của nhiều chị em. Liếm môi không chỉ khiến đôi môi khô thêm và còn gây nhiều tác hại xấu cho đôi môi nữa. Trong nội dung sau đây, chúng tôi sẽ chỉ ra những hệ lụy cho đôi môi từ thói quen xấu này.
Xem thêm:
1. Môi khô hơn
Tật liếm môi khiến đôi môi khô ráp hơn
Theo phân tích các bác sĩ, trong nước bọt có chứa amylase sẽ làm cho đôi môi mềm hơn ngay sau khi liếm. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với không khí nước sẽ bị bay hơi và chỉ còn lại amylase lưu lại. Chất này khi bám vào bề mặt môi sẽ khiến đôi môi khô ráp hơn. Thường xuyên liếm môi sẽ làm môi nứt nẻ ảnh hưởng tới thẩm mỹ của đôi môi và trông bạn cũng kém độ tươi tắn hơn hẳn.
2. Môi bị bong tróc, thâm xỉn
Làn môi khá mỏng manh và rất dễ bị bong tróc. Khi thời tiết khô hanh kết hợp với tật xấu liếm môi sẽ khiến đôi môi bị bong tróc, thâm xỉn. Lúc này bạn sẽ có cảm giác khó chịu và chỉ muốn bóc sạch lớp da bị bong tróc trên môi. Một khi đã bóc lớp da bị bong tróc sẽ làm tình trạng đôi môi càng trở nên thậm tệ hơn, môi sẽ nứt sâu hơn, chảy máu...
Để xử lý tình trạng moi bong tróc, bạn hãy dùng bàn chải đánh răng chà nhẹ lên môi để tẩy tế bào chết, sau đó thoa son dưỡng ẩm sẽ giúp đôi môi dễ chịu hơn.
3. Môi bị viêm, nứt nẻ, đau rát
Đôi môi nứt nẻ và chảy máu gây ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ
Hành động liếm môi sẽ khiến các enzyme hỗ trợ tiêu hóa có trong nước bọt sẽ gây hại cho môi. Những enzyme này khi tiếp xúc với môi sẽ gây hiện tượng ăn mòn da, gây viêm da và khiến môi nứt nẻ, đau rát.
4. Tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển
Ánh nắng mặt trời, khói bụi, ăn uống nếu không vệ sinh sạch sẽ vi khuẩn sẽ có cơ hội sinh sôi nảy nở. Hành động liếm môi sẽ làm vi khuẩn tấn công vào khoang miệng rồi xuống đường tiêu hóa sẽ gây nên các bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe.
5. Nuốt phải những chất độc hại trong son môi
Liếm môi vô tình sẽ tích chì và gây nhiều bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe
Là phái đẹp mỗi người ít nhất sẽ có một thỏi son trong túi để tô điểm cho đôi môi thêm cuốn hút hơn. Thường trong son luôn chứa một chì, hàm lượng nhiều hay ít phụ thuộc vào chất liệu son. Chì là một chất hóa học có hại cho sức khỏe, nếu bạn liếm môi thường xuyên sẽ tích chì vào trong cơ thể về lâu dài sẽ gây những bệnh lý nghiêm trọng cho cơ thể, đặc biệt là bệnh ung thư.
5 hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trong tới thẩm mỹ của đôi môi và sức khỏe trên đây hi vọng sẽ giúp bạn dừng ngay tật xấu liếm môi mỗi khi thấy khô.
Để khắc phục tình trạng môi khô trong thời tiết mùa thu, bạn cần tuân thủ những điều sau:
- Uống mỗi ngày 2-2,5 lít nước.
- Sử dụng kem dưỡng môi có chiết xuất tự nhiên hằng ngày đặc biệt là buổi tối trước khi đi ngủ.
- Sử dụng son môi chất lượng có chứa kem chống nắng để bảo vệ đôi môi không bị khô nứt.
- Tuyệt đối không liếm môi.
- Tích cực bổ sung vitamin B12 để cải thiện làn môi khô, nứt nẻ. Vitamin B12 có nhiều trong rau xanh, thận, các loại đậu, trái cây...
Chúc bạn luôn xinh đẹp và tự tin mỗi ngày!